Kế hoạch chương trình Đào tạo Kỹ năng học kỳ 1 năm học 2017 - 2018

I. MỤC ĐÍCH

- Tạo lập môi trường, cơ hội để đoàn viên, sinh viên học tập, rèn luyện, thực hành và phát triển năng lực bản thân trong học tập, nghiên cứu khoa học, trong cuộc sống và chuẩn bị hành trang lập nghiệp sau khi tốt nghiệp.

- Góp phần vào quá trình nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

- Xây dựng hình ảnh người đoàn viên, sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội tự tin, hiện đại, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, sẵn sàng hội nhập và làm chủ cuộc sống.

II. ĐỐI TƯỢNG, THÀNH PHẦN

2.1. Đối tượng thụ hưởng: Đoàn viên, Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và sinh viên ngoài trường ĐHSP Hà Nội (nếu có nhu cầu).

2.2. Phụ trách: ThS. Nguyễn Lê Hoài Anh, Ban Chuyên môn - Ban Chấp hành Đoàn Trường ĐHSP Hà Nội.

2.3. Đối tác phối hợp: Khoa Công tác Xã hội.

2.4. Cố vấn chuyên môn: ThS Ngô Thị Thanh Mai – Khoa CTXH.

III. DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH

THỜI GIAN

CÁC CHỦ ĐỀ

GHI CHÚ

Tháng 10/2017

Tuần 2

(Thứ 3, 4, 6

Ngày 10, 11, 13/10)

Kĩ năng giao tiếp hiệu quả (lớp cơ bản)

 

- 1 lớp cho sinh viên chuyên ngành sư phạm.

- 1 lớp cho sinh viên chuyên ngành ngoài sư phạm.

Tuần 3

(Thứ 3, 4, 6

Ngày 17, 18, 20/10)

Kĩ năng thuyết trình (lớp cơ bản)

 

Tháng 11/2017

Tuần 1

(Thứ 3, 4, 6

Ngày 31/10, 1/11, 3/11)

Kĩ năng thuyết trình (lớp nâng cao)

 

Tuần 2

(Thứ 3, 4, 6

Ngày 31/10, 1/11, 3/11)

Kĩ năng giao tiếp hiệu quả (lớp nâng cao)

 

Tháng 12/2017

Tuần 1

(Thứ 3, 4 ngày 5, 6/12)

Kĩ năng học tập và ôn thi hiệu quả

Khóa 2 buổi

Tuần 2

(Thứ 3, 4, 5

Ngày 12, 13, 15/12)

Kĩ năng giải quyết vấn đề

 

IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN

1. Nội dung  

            Giúp bạn được rèn luyện và phát triển các kĩ năng cần thiết đối với một sinh viên, một giáo viên, một người thành công trong tương lai với những khóa học chuyên đề gồm:

1.1. Kỹ năng giao tiếp (3 buổi/ khóa học)

Giao tiếp xã hội là yếu tố quan trọng, góp phần tạo dựng nên thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào. Giao tiếp tốt chính là chìa khóa dẫn đến 85% thành công trong công việc. Kỹ năng giao tiếp bao gồm cả việc trình bày nói và viết cũng như khả năng tương tác với người khác để tạo dựng và duy trì những mối quan hệ tích cực.

Kĩ năng này đặc biệt cần thiết đối với sinh viên sư phạm khi những đợt thực tập luôn là những thách thức đối với các bạn khi phải thiết lập rất nhiều mối quan hệ với giáo viên, học sinh, cán bộ nhà trường cũng như cách thức để duy trì và phát triển những mỗi quan hệ này.

1.2. Kỹ năng thuyết trình (3 buổi khóa học)

Có thể bạn sẽ tự hỏi: tại sao có người nói chuyện trước đám đông lại tự tin và cuốn hút đến vậy, trong khi bạn hay những người khác lại không thể nào hoàn thành bài thuyết trình một cách xuất sắc, dù bạn đã chuẩn bị rất kỹ?

Có rất nhiều tình huống mà bạn cần đến kĩ năng thuyết trình. Bạn phải thay mặt nhóm học ở lớp thuyết trình cho bài tập được giao trước lớp, bạn phải bảo vệ luận văn tốt nghiệp trước Hội đồng các thầy cô, bạn phải đứng lớp trước học sinh, và sau này, bạn còn thuyết phục nhà tuyển dụng về khả năng và quan điểm nghề nghiệp của bạn… Do đó, kĩ năng thuyết trình sẽ giúp bạn tự tin, lôi cuốn khi trình bày quan điểm của mình và ghi điểm trong mắt mọi người.

1.3. Kỹ năng học tập và ôn thi hiệu quả (2 buổi/ khóa học)

Bạn mong muốn cải thiện kết quả học tập của mình, khiến cho việc học của bạn trở thành sự hứng thú? Kĩ năng này giúp các bạn xác định được mục tiêu cho việc học tập của mình, nhận thức được sự phong phú về phương pháp học tập và quan trọng là tìm được phương pháp học phù hợp với bản thân mình. Khóa học cũng giúp bạn có những bí kíp để bạn học tập hiệu quả hơn.

1.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề (3 buổi/ khóa học)

Trong cuộc sống chúng ta thường xuyên phải đối mặt với những vấn đề khó giải quyết. Giải quyết vấn đề là một cách thức suy nghĩ nhằm làm rõ ràng và đưa ra giải pháp thực thi cho một vấn đề. Nói dễ hiểu hơn, giải quyết vấn đề trả lời những câu hỏi như: "Ta sẽ vượt trở ngại như thế nào?" hay "Tôi sẽ làm như thế nào để đạt được mục đích của mình trong những điều kiện này?.. Đây cũng là kĩ năng mà các nhà tuyển dụng rất quan tâm để đánh giá năng lực của các ứng viên trong các buổi hỏng vấn.

2. Phương pháp tập huấn

Với số lượng tối đa 35 sinh viên/lớp, tất cả học viên đều có cơ hội thực hành, thể hiện bản thân. Với môi trường học tập cởi mở, sáng tạo, có tính tương tác cao, sinh viên sẽ được trải nghiệm các tình huống thực tế sẽ gặp phải trên giảng đường, trong trong các đợt thực tập sư phạm, phỏng vấn xin việc… với sự hướng dẫn tận tình của giảng viên. Kĩ năng mà sinh viên sở hữu sau khóa học là tiêu chuẩn đầu ra của mà khóa học hướng tới.

V. TỔ CHỨC

Sinh viên lựa chọn khoá tập huấn phù hợp với nhu cầu. Đây là kế hoạch chung cho cả học kỳ, trước mỗi tháng BTC sẽ có lịch và thông báo nhắc nội dung và lịch cho từng khoá tập huấn.

1. Kinh phí

 Mỗi khóa học sẽ có mức phí khác nhau tùy theo số buổi học, mức kinh phí trung bình: 50.000 đồng/sinh viên/buổi.

Riêng đối với sinh viên ngoài trường ĐHSP Hà Nội sẽ đóng mức kinh phí không có sự hỗ trợ từ Đoàn trường: 100.000đ/ sinh viên/buổi.

Sinh viên tham gia đầy đủ khóa học sinh viên sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn của BCH Đoàn trường ĐHSP Hà Nội.

2. Thủ tục đăng ký

            - Sinh viên điền Đơn đăng kí theo đường link https://goo.gl/forms/csKTjgtgs5TYrCe73

            - Hạn đăng kí của mỗi khoá kết thúc trước 1 ngày của lịch lớp tập huấn.

            - Sau khi nhận được đăng ký online, BTC sẽ liên hệ và sinh viên lên VPĐ nộp học phí cho khoá học.

3. Liên hệ

- Văn phòng đoàn Trường: Đ/c Phạm Thị Hiền; 024-37547823 (315); 0972834588

- ThS. Nguyễn Lê Hoài Anh; Email: nguyenlehoaianh@gmail.com; SĐT: 0902283909

- Khoa CTXH: ThS. Ngô Thị Thanh Mai, ĐT 0983.552.425

            Đề nghị BCH các cơ sở Đoàn triển khai thông báo tới toàn thể đoàn viên của đơn vị.


Source: 
10-10-2017
Tags