I. PHẠM VI, THỜI GIAN, TÊN GỌI CỦA CƠ SỞ ĐOÀN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI
1. Phạm vi cơ sở Đoàn tổ chức Đại hội:
- Liên Chi đoàn: Trước khi tiến hành Đại hội Liên chi đoàn, cần phải chỉ đạo các chi đoàn tổ chức Hội nghị giữa nhiệm kỳ thực hiện nội dung: giới thiệu nhân sự tham gia BCH Liên chi đoàn (căn cứ đề án nhân sự của Liên chi đoàn);
- Chi đoàn cán bộ trực thuộc Đoàn trường: Tổ chức Đại hội thực hiện 2 nội dung (như nhiệm vụ của Đại hội - xem phần II).
- Đoàn trường THPT trực thuộc: Tổ chức Đại hội từ cấp chi đoàn tiến tới Đại hội Đoàn trường THPT thực hiện 2 nội dung (như nhiệm vụ của Đại hội - xem phần II).
2. Thời gian:
- Đại hội Liên chi Đoàn và Chi đoàn cán bộ trực thuộc Đoàn trường: Tổ chức trước 15 tháng 4 năm 2017.
- Đại hội Đoàn trường THPT: Tổ chức trước 02 tháng 9 hàng năm.
Thời gian diễn ra Đại hội:
+ Đối với Đại hội Chi đoàn trực thuộc: Diễn ra trong 2 phiên (phiên nội bộ và phiên công khai), thực hiện theo phương án 1 của Chương trình Đại hội.
+ Đối với Đại hội Liên Chi đoàn, Đoàn trường THPT: Diễn ra trong 2 phiên (phiên nội bộ và phiên công khai), thực hiện theo phương án 2 của Chương trình Đại hội.
3. Tên gọi:
- Đối với Chi đoàn cán bộ trực thuộc Đoàn trường và các Liên chi đoàn có dưới 150 đoàn viên: Tổ chức Đại hội toàn thể.
- Đối với các Liên chi đoàn, Đoàn trường THPT có trên 150 đoàn viên: tổ chức Đại hội đại biểu.
II. NHIỆM VỤ CỦA ĐẠI HỘI ĐOÀN CẤP CƠ SỞ
1- Thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo Tổng kết Công tác Đoàn và phong trào Thanh niên của BCH trong nhiệm kỳ vừa qua và phương hướng, nhiệm vụ công tác trong nhiệm kỳ tới.
2- Bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2017 - 2020
III. QUY TRÌNH TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐOÀN CẤP CƠ SỞ
1. Công tác chuẩn bị Đại hội
Để chuẩn bị tốt Đại hội Đoàn các cấp, BCH các cơ sở Đoàn thành lập Ban Tổ chức Đại hội (Bí thư đương nhiệm làm Trưởng ban, các phó Bí thư, ủy viên BCH và cán bộ Đoàn cốt cán của đơn vị, đối với LCĐ có thành phần đại diện Hội sinh viên, đối với Đoàn trường THPT có Cố vấn Đoàn trường); thành lập và phân công chuẩn bị theo các tiểu ban. Có thể hình thành 04 Tiểu ban, gồm:
+ Tiểu ban Nhân sự
+ Tiểu ban Nội dung
+ Tiểu ban Tuyên truyền
+ Tiểu ban Khánh tiết - Hậu cần
1.1. Tiểu ban Nhân sự
Danh sách Tiểu ban Nhân sự do Bí thư đương nhiệm hoặc nhân sự dự kiến làm Bí thư khóa mới làm Trưởng Tiểu ban.
Nhiệm vụ của Tiểu ban Nhân sự
1. Xây dựng các đề án:
- Đề án phân bổ Đại biểu cho Đại hội
- Đề án nhân sự Ban chấp hành khoá mới và dự kiến Danh sách BCH khóa mới có sự thống nhất giữa Đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp;
2. Xây dựng các văn bản phục vụ Đại hội:
- Thông tri triệu tập đại biểu
- Nội quy, quy chế Đại hội
- Các văn bản về công tác cán bộ
- Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành nhiệm kỳ qua
3. Lập các danh sách dự kiến:
- Đoàn Chủ tịch
- Ban thẩm tra tư cách đại biểu
- Đoàn Thư ký
- Ban kiểm phiếu
- Các Tổ thảo luận (nếu có)
1.2. Tiểu ban Nội dung
Danh sách Tiểu ban Nội dung do Bí thư đương nhiệm hoặc nhân sự dự kiến làm Bí thư khóa mới làm Trưởng Tiểu ban.
Nhiệm vụ của Tiểu ban Nội dung
1. Xây dựng dự thảo các văn kiện của Đại hội gồm:
- Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào Thanh niên, phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới;
- Chương trình Đại hội
- Kịch bản chi tiết Đại hội các phiên;
- Diễn văn khai mạc, diễn văn bế mạc Đại hội,
- Nghị quyết Đại hội…
2. Xây dựng hệ thống các vấn đề cần thảo luận:
- Góp ý vào dự thảo văn kiện của Đại hội đoàn cấp trên.
- Định hướng các đơn vị thảo luận tập trung vào những nội dung, chuyên đề cần thảo luận…
3. Tổ chức các diễn đàn, tổng hợp ý kiến đóng góp vào dự thảo các văn kiện của Đại hội
4. Chuẩn bị công tác tổ chức tham luận tại Đại hội
1.3. Tiểu ban Tuyên truyền
Danh sách Tiểu ban Tuyên truyền do Phó Bí thư đương nhiệm hoặc nhân sự dự kiến làm Phó Bí thư khóa mới làm Trưởng Tiểu ban.
Nhiệm vụ của Tiểu ban Tuyên truyền
1. Phát động phong trào thi đua chào mừng Đại hội Đoàn các cấp và hướng dẫn tổ chức các hoạt động tuyên truyền chào mừng trước, trong và sau Đại hội.
2. Chuẩn bị các điều kiện cho công tác:
- Trang trí khẩu hiệu, pano, áp phích tuyên truyền, ...
- Công tác truyền thông cho Đại hội,
- Xây dựng các video phóng sự, triển lãm ảnh, slide phục vụ Đại hội.
- Chuẩn bị các ấn phẩm tặng đại biểu (nếu có)
- Quay phim, chụp ảnh, mời phóng viên báo, đài,...
- Chuẩn bị chương trình văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao biểu diễn trước, trong và sau Đại hội.
1.4. Tiểu ban Khánh tiết - Hậu cần
Danh sách Tiểu ban Khánh tiết - Hậu cần do Phó Bí thư đương nhiệm hoặc nhân sự dự kiến làm Phó Bí thư khóa mới làm Trưởng Tiểu ban.
Nhiệm vụ của Tiểu ban Khánh tiết - Hậu cần
1. Công tác lễ tân:
- Tuyển chọn và tập huấn tình nguyện viên
- Chuẩn bị công tác hậu cần (nước, hoa,...)
2. Công tác đón tiếp:
- Chuẩn bị Phòng tiếp khách
- Trang trí nơi diễn ra Đại hội (Hội trường, nơi đón khách, phòng tiếp khách, phòng tiệc - nếu có);
3. Công tác chuẩn bị tài liệu
- Thẻ đại biểu (các Ban, đại biểu, khách mời, lãnh đạo, tình nguyện viên,...)
- Các loại văn bản Đại hội của đại biểu chính thức
- Các loại văn bản Đại hội của đại biểu lãnh đạo, khách mời
- Các loại quyết định khen thưởng
4. Công tác chuẩn bị kinh phí và các điều kiện cơ sở vật chất, an ninh trật tự, phục vụ cho Đại hội
- Kinh phí phục vụ Đại hội
- Kinh phí đại biểu lãnh đạo, khách mời dự Đại hội
- Kinh phí chế độ đại biểu chính thức (nếu có)
- Quà tặng đại biểu lãnh đạo, khách mời dự Đại hội (nếu có)
- Kinh phí liên hoan (nếu có)
- Hoa tặng/ Khung Bằng khen, Giấy khen và các loại giải thưởng,...
2. Phương pháp tiến hành Đại hội
2.1. Trang trí Đại hội:
Tùy theo điều kiện thực tế ở các đơn vị mà tiến hành công tác tuyên truyền và trang trí, tạo nên màu sắc không khí trẻ trung hướng tới Đại hội.
Trong Hội trường nhìn từ dưới lên:
+ Tính từ mép phông phía trái qua phải: Cách 1/3 chiều rộng phông là cờ Tổ quốc, phía dưới sao vàng là tượng Bác (hoặc ảnh Bác) được đặt trên bục hoặc bàn có khăn phủ, sang tiếp 1/3 phông là cờ Đoàn hoặc huy hiệu Đoàn treo thấp hơn cờ Tổ quốc (Lấy Sao vàng làm chuẩn). Phía dưới cờ hoặc huy hiệu Đoàn là dòng chữ: Đại hội Đoàn… Nhiệm kỳ… (Có thể bố trí 2 hoặc 3 hàng với 2 kiểu chữ khác nhau).
+ Xung quanh Hội trường có thể trang trí khẩu hiệu, tranh ảnh cổ động tuyên truyền.
2.2. Trách nhiệm và cách bầu cử đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, Ban thẩm tra tư cách đại biểu của Đại hội:
2.2.1. Trách nhiệm:
* Trách nhiệm của Đoàn chủ tịch:
Điều khiển Đại hội theo chương trình đã được Đại hội quyết định. Hướng dẫn Đại hội thảo luận, phê chuẩn các báo cáo của Ban chấp hành, quyết định phương hướng nhiệm vụ công tác Đoàn nhiệm kỳ tới và những vấn đề có liên quan. Quyết định việc lưu hành các tài liệu và kết luận các vấn đề của Đại hội.
- Lãnh đạo việc bầu cử của Đại hội, quyết định cho rút tên hay không cho rút tên trong danh sách bầu cử.
- Giải quyết những vấn đề phát sinh trong Đại hội.
- Điều khiển thông qua Nghị quyết Đại hội.
- Tổng kết Đại hội.
* Trách nhiệm của Đoàn thư ký:
- Ghi biên bản Đại hội. Tổng hợp ý kiến phát biểu và các biểu quyết.
- Soạn thảo và đọc dự thảo Nghị quyết Đại hội.
- Nhận và đọc thư, điện chào mừng Đại hội.
* Trách nhiệm của Ban thẩm tra tư cách đại biểu:
- Căn cứ tiêu chuẩn đại biểu và các nguyên tắc, thủ tục về bầu cử để xét tư cách đại biểu cho cấp dưới bầu lên.
- Tổng hợp và báo cáo với Đại hội về tình hình đại biểu.
- Giải quyết các đơn thư tố cáo, khiếu nại về tư cách đại biểu, về thực hiện nguyên tắc, thủ tục bầu cử của các cấp dưới và những trường hợp xét thấy không đầy đủ tư cách đại biểu để Đại hội quyết định.
Trong quá trình Đại hội, Ban thẩm tra tư cách đại biểu có trách nhiệm theo dõi hoạt động của đại biểu, nếu có những hiện tượng vi phạm nội quy, quy định, gây khó khăn cho Đại hội thì có thể nhắc nhở phê bình hoặc đề nghị Đại hội bác bỏ tư cách đại biểu của người vi phạm. Người bị bác bỏ tư cách đại biểu thì không được dự Đại hội nữa.
Ban chấp hành cấp triệu tập Đại hội, khi tổng hợp danh sách về đại biểu dự Đại hội cần chuẩn bị trước các nội dung thuộc về trách nhiệm của Ban thẩm tra tư cách đại biểu để đến Đại hội Ban thẩm tra tư cách đại biểu xem xét hoàn chỉnh báo cáo trình Đại hội.
* Trách nhiệm của Ban kiểm phiếu:
- Hướng dẫn nguyên tắc, thủ tục và cách tiến hành bầu cử
- Phát phiếu, kiểm phiếu và công bố kết quả.
- Xem xét tập thể báo cáo với Đoàn Chủ tịch hoặc Đại hội quyết định những trường hợp vi phạm nguyên tắc bầu cử hoặc đơn từ khiếu nại về bầu cử.
- Làm biên bản bầu cử
2.2.2. Cách bầu Đoàn Chủ tịch, Ban thẩm tra tư cách đại biểu và Ban kiểm phiếu
* Bầu Đoàn Chủ tịch:
- Ban chấp hành cấp triệu tập Đại hội dự kiến danh sách Đoàn Chủ tịch là những đại biểu chính thức của Đại hội để giới thiệu với đại biểu của Đại hội.
- Nếu đại biểu Đại hội không giới thiệu thêm thì có thể biểu quyết từng người một để lấy những người được tín nhiệm cao hơn.
- Số lượng Đoàn Chủ tịch: Tùy điều kiện cụ thể để có số lượng hợp lý, song không nên quá đông và không nên cấu tạo hình thức. Nên từ 3 - 5 đồng chí (trong đó có ít nhất 2 đồng chí tham gia vào BCH khóa mới, dự kiến làm Bí thư, Phó Bí thư).
* Bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu:
Tương tự như bầu Đoàn Chủ tịch (Đối với Đại hội toàn thể, không phải bầu, việc xem xét tư cách đại biểu do Đoàn Chủ tịch quyết định).
* Bầu Ban kiểm phiếu:
- Đoàn Chủ tịch giới thiệu dự kiến danh sách ban kiểm phiếu (là những đại biểu chính thức không có tên trong danh sách bầu cử).
- Nếu đại biểu Đại hội không giới thiệu thêm thì giơ tay biểu quyết một lần toàn bộ danh sách.
- Nếu đại biểu giới thiệu thêm thì biểu quyết từng người một.
* Thư ký Đại hội:
Do Đoàn Chủ tịch quyết định số lượng và lựa chọn để báo cáo với Đại hội
2.3. Chương trình Đại hội:
Phương án 1: áp dụng cho Đại hội Chi đoàn: diễn ra trong 2 phiên (phiên trù bị và phiên công khai)
Phiên trù bị: Thông qua dự kiến các nội dung, chương trình của Đại hội
- Thời gian Đại hội
- Chương trình Đại hội
- Dự kiến Chủ tịch Đoàn, Thư ký Đoàn
- Dự kiến nhân sự Ban chấp hành khóa mới
- Dự thảo báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ qua và phương hướng công tác nhiệm kỳ mới
- Các công việc chuẩn bị, phân công phụ trách lễ tân, tổ chức, khánh tiết, hậu cần,...
- Thống nhất danh sách khách mời của Đại hội,...
Phiên công khai
1- Lễ Chào cờ: toàn thể Đại hội đứng nghiêm hướng nhìn Quốc kỳ, hát Quốc ca, Đoàn ca (có thể mở nhạc, Đại hội hát theo nhạc).
2- Tuyên bố lý do, khai mạc Đại hội và giới thiệu đại biểu.
3- Bầu Đoàn Chủ tịch và Đoàn Chủ tịch giới thiệu các thư ký của Đại hội.
4- Bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu (chỉ áp dụng với Đại hội đại biểu)
5- Đoàn Chủ tịch công bố chương trình và thời gian làm việc của Đại hội, báo cáo kết quả công tác nhiệm kỳ qua, dự kiến chương trình công tác trong nhiệm kỳ tới và bản kiểm điểm của Ban chấp hành.
6- Đại hội thảo luận các báo cáo của Ban chấp hành.
7- Các đơn vị/ tổ chức tặng hoa chúc mừng (nếu có)
8- Khen thưởng (nếu có: Thông báo quyết định khen thưởng và công bố danh sách, mời đại biểu Đoàn cấp trên và lãnh đạo đơn vị trao tặng và chúc mừng)
9- Đoàn Chủ tịch công bố Ban chấp hành cũ hết nhiệm kỳ và tuyên bố Đại hội tiến hành bầu Ban chấp hành của nhiệm kỳ mới. Tiếp đó trình bày Đề án nhân sự BCH khóa mới, nêu rõ yêu cầu, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban chấp hành mới. Đại hội thảo luận và ứng cử, đề cử người vào Ban chấp hành mới.
10- Đoàn Chủ tịch trả lời, giải thích những ý kiến của đại biểu, quyết định cho rút tên hoặc không cho rút tên khỏi danh sách bầu cử và điều khiển Đại hội thông qua danh sách bầu cử.
11- Bầu ban kiểm phiếu.
12- Bầu cử Ban chấp hành nhiệm kỳ 2017- 2020.
13- Ban bầu cử công bố kết quả kiểm phiếu, Ban Chấp hành khóa mới ra mắt Đại hội, thông báo danh sách Đại biểu dự Đại hội Đoàn trường ĐHSP Hà Nội.
14- Đại diện cấp ủy Đảng và Đoàn cấp trên phát biểu ý kiến.
15- Thông qua dự thảo nghị quyết của Đại hội.
18- Tổng kết, bế mạc Đại hội (có Lễ chào cờ)
Phương án 2: áp dụng cho Đại hội Liên Chi đoàn, Đoàn trường THPT: diễn ra trong 2 phiên (phiên nội bộ và phiên công khai)
Phiên nội bộ: thực hiện các công việc sau:
1- Lễ Chào cờ: toàn thể Đại hội đứng nghiêm hướng nhìn Quốc kỳ, hát Quốc ca, Đoàn ca (có thể mở nhạc, Đại hội hát theo nhạc).
2- Tuyên bố lý do, khai mạc Đại hội và giới thiệu đại biểu (nếu có).
3- Bầu Đoàn Chủ tịch và Đoàn Chủ tịch giới thiệu các thư ký của Đại hội.
4- Bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu (chỉ áp dụng với Đại hội đại biểu)
5- Đoàn Chủ tịch công bố chương trình và thời gian làm việc của Đại hội, báo cáo khái quát tình hình tổ chức và hoạt động nhiệm kỳ qua, chương trình công tác trong nhiệm kỳ tới và bản kiểm điểm của Ban chấp hành.
6- Ban thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo kết quả và biểu quyết công nhận tư cách đại biểu.
7- Đại hội thảo luận các báo cáo của Ban chấp hành.
8- Đoàn Chủ tịch công bố Ban chấp hành cũ hết nhiệm kỳ và tuyên bố Đại hội tiến hành bầu Ban chấp hành của nhiệm kỳ mới. Tiếp đó trình bày Đề án nhân sự BCH khóa mới, nêu rõ yêu cầu, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban chấp hành mới. Đại hội thảo luận và ứng cử, đề cử người vào danh sách bầu Ban chấp hành mới.
9- Đoàn Chủ tịch trả lời, giải thích những ý kiến của đại biểu, quyết định cho rút tên hoặc không cho rút tên khỏi danh sách bầu cử và điều khiển Đại hội thông qua danh sách bầu cử.
10- Bầu ban kiểm phiếu.
11- Kết thúc phiên nội bộ
Phiên công khai: thực hiện các công việc sau:
1- Lễ Chào cờ: toàn thể Đại hội đứng nghiêm hướng nhìn Quốc kỳ, hát Quốc ca, Đoàn ca (có thể mở nhạc, Đại hội hát theo nhạc).
2- Giới thiệu đại biểu.
3- Giới thiệu Đoàn Chủ tịch và Đoàn thư ký của Đại hội lên làm việc.
4- Đoàn Chủ tịch thông báo kết quả làm việc phiên nội bộ và công bố chương trình, thời gian làm việc của Đại hội phiên công khai, báo cáo Chính trị trình Đại hội (tổng kết công tác nhiệm kỳ qua và dự thảo phương hướng nhiệm kỳ tới).
5- Đại hội thảo luận các báo cáo của Ban chấp hành.
6. Tham luận (có thể chuẩn bị bằng văn bản) và phát biểu trực tiếp về các nội dung, phương hướng, các chương trình hành động xây dựng, phát triển công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong nhiệm kỳ mới.
7- Các đơn vị/ tổ chức tặng hoa chúc mừng (nếu có)
8- Khen thưởng (thông báo quyết định khen thưởng và công bố danh sách, mời đại biểu Đoàn cấp trên và lãnh đạo đơn vị trao tặng và chúc mừng)
9- Bầu cử Ban chấp hành nhiệm kỳ 2017 - 2020.
10- Đại diện cấp ủy Đảng và Đoàn cấp trên phát biểu ý kiến.
11- Ban bầu cử công bố kết quả kiểm phiếu, Ban Chấp hành khóa mới ra mắt Đại hội.
12- Thông qua dự thảo nghị quyết của Đại hội.
13- Tổng kết, tuyên bố bế mạc Đại hội.
14- Lễ chào cờ kết thúc Đại hội.
Ghi chú: Trước khi tiến hành Đại hội, nên có chương trình văn nghệ chào mừng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính nghiêm túc, Ban tổ chức không bố trí biểu diễn các tiết mục xen kẽ các nội dung trong chương trình Đại hội.
2.4. Các bước tiến hành bầu cử Ban chấp hành Đoàn
2.4.1. Đoàn Chủ tịch trình bày với Đại hội đề án xây dựng Ban chấp hành mới (đề án đã được Ban chấp hành, cấp ủy Đảng và Đoàn cấp trên góp ý kiến chỉ đạo thống nhất). Trong đề án cần nêu rõ yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn, dự kiến số lượng, cơ cấu ủy viên Ban chấp hành.
2.4.2. Đại hội thảo luận và biểu quyết về số lượng ủy viên Ban chấp hành khóa mới.
2.4.3. Đại biểu thảo luận cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban chấp hành và tiến hành ứng cử, đề cử. Cần dành thời gian thích đáng để thảo luận kỹ và thống nhất cao về cơ cấu Ban chấp hành. Sau đó bám sát cơ cấu Ban chấp hành để tiến hành đề cử, ứng cử. Không nhất thiết đề cử đủ số lượng mà biết ai, hiểu ai, tín nhiệm ai thì đề cử người đó. Khi hết ý kiến ứng cử, đề cử trong đoàn (hoặc trong tổ), tổng hợp danh sách và nếu được thì thống nhất chung một danh sách ứng cử, đề cử để báo cáo đoàn chủ tịch.
2.4.4. Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử. Sau khi tập hợp danh sách, nếu thấy số lượng ứng cử, đề cử quá nhiều so với số lượng Ban chấp hành mới, có thể gây khó khăn cho việc bỏ phiếu thì Đoàn Chủ tịch cần họp lại với các trưởng đoàn, tổ trưởng để thảo luận thống nhất cách chỉ đạo và hướng giải quyết. Nếu cần, Đoàn Chủ tịch có thể quyết định để các tổ hoặc một số tổ có liên quan thảo luận tiếp theo hướng chỉ đạo chung. Sau khi các đoàn, các tổ phản ánh kết quả việc thảo luận lần thứ hai với Đoàn Chủ tịch về những trường hợp xin rút hoặc để lại trong danh sách bầu, Đoàn Chủ tịch tập hợp lại danh sách những người ứng cử và được đề cử.
2.4.5. Đoàn Chủ tịch công bố danh sách ứng cử, đề cử do các đoàn, các tổ phản ánh với Đại hội.
- Công bố những trường hợp xin rút tên của người ứng cử, được đề cử và những ý kiến xin rút của tập thể hoặc cá nhân được đề cử.
- Công bố những trường hợp được Đoàn Chủ tịch đồng ý hay không đồng ý cho rút tên.
- Công bố danh sách ứng cử, đề cử chính thức để Đại hội biểu quyết thông qua, sau đó tiến hành in phiếu bầu hoặc niêm yết danh sách bầu cử.
2.4.6. Đại hội bầu ban kiểm phiếu: Ban kiểm phiếu báo cáo nguyên tắc, thủ tục bầu cử, hướng dẫn cách bỏ phiếu và thứ tự bỏ phiếu, kiểm tra số lượng phiếu và phát phiếu cho các Trưởng đoàn hoặc Tổ trưởng (có sổ ghi chép số lượng phiếu và ghi nhận, nếu có điều kiện nên in trích ngang ngắn gọn danh sách bầu cử, thứ tự phiếu bầu để đại biểu tiện tham khảo, theo dõi).
2.4.7. Tiến hành bầu cử: Khi Đại hội yêu cầu và xét thấy cần thiết, không làm mất dân chủ trong bầu cử thì Đoàn Chủ tịch có thể công bố danh sách dự kiến Ban chấp hành mới do Ban chấp hành cũ giới thiệu.
- Danh sách bầu cử phải được công bố rõ ràng, có thể cung cấp danh sách trích ngang để đại biểu tham khảo.
- Trong quá trình bầu cử, ban kiểm phiếu cần thường xuyên nhắc nhở những điều kiện cần thiết để đại biểu không nhầm lẫn và sẵn sàng đổi phiếu cho những đại biểu có nhu cầu thay phiếu trước khi bỏ phiếu.
- Khi đại biểu đã ghi phiếu bầu xong, Ban kiểm phiếu có trách nhiệm hướng dẫn đại biểu lần lượt bỏ phiếu.
2.4.8. Ban kiểm phiếu làm việc và công bố kết quả bầu cử (đọc biên bản)
III. CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI ĐẠI HỘI CẤP CƠ SỞ
1- Giấy mời
2- Giấy triệu tập đại biểu
3- Dự kiến phân bổ đại biểu (nếu là Đại hội đại biểu)
4- Báo cáo chính trị (Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2014-2017, phương hướng công tác nhiệm kỳ 2017-2020)
5- Chương trình, kịch bản Đại hội
6- Biên bản kiểm phiếu các loại
7- Biên bản thẩm tra tư cách đại biểu
8- Dự thảo Nghị quyết Đại hội
9- Hướng dẫn nguyên tắc và thể lệ bầu cử
10- Phiếu bầu các loại
11- Đề án nhân sự, có danh sách dự kiến BCH khóa mới trích ngang (có xác nhận của cấp ủy cùng cấp sau khi đã thống nhất với Đoàn cấp trên về nhân sự chủ chốt).
12- Maket trang trí Đại hội
IV. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN GIẢI QUYẾT SAU ĐẠI HỘI
1. Bí thư hoặc Phó bí thư Đoàn của khóa cũ triệu tập phiên họp thứ nhất của Ban chấp hành khóa mới và chủ trì để bầu chủ tọa Hội nghị. Sau đó chủ tọa Hội nghị điều khiển Hội nghị Ban chấp hành khóa mới bầu các chức danh bí thư, các phó bí thư.
2. Hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo kết quả Đại hội lên Đoàn cấp trên, bao gồm:
a. Biên bản Đại hội
- Có chữ ký của thư ký Đại hội và người thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội.
b. Biên bản bầu cử các loại:
- Có chữ ký của Trưởng ban kiểm phiếu và người thay mặt Đoàn Chủ tịch.
c. Danh sách trích ngang Ban chấp hành mới có chữ ký của người thay mặt Đoàn Chủ tịch (ghi theo thứ tự: Bí thư, Phó Bí thư, ủy viên Thường vụ, ủy viên Ban chấp hành).
3. Tổ chức văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng thành công của Đại hội.
4. Xây dựng và thông qua quy chế hoạt động của Ban chấp hành mới, phân công nhiệm vụ các ủy viên Ban chấp hành.
5. Ban chấp hành mới lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội
V. HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH TỔ CHỨC ĐẠI HỘI VÀ XÂY DỰNG BÁO CÁO
1. Các bước tiến hành tổ chức Đại hội:
* Bước 1: Các đơn vị hoàn thiện hồ sơ (xem mục III), đăng ký lịch duyệt Đại hội với cấp ủy Đảng đơn vị và Đoàn trường.
Thời gian cụ thể như sau:
- Nộp hồ sơ (các văn bản quy định đối với Đại hội cấp cơ sở - như 13 mục ghi trong phần III) về Văn phòng Đoàn trường (trước 03 ngày dự kiến duyệt Đại hội)
- Thời gian duyệt Đại hội phải trước 07 ngày dự kiến tổ chức Đại hội.
* Bước 2: Tổ chức Đại hội (khi đã được Đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp đồng ý)
* Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ Đại hội, gửi Đoàn trường đề nghị công nhận BCH nhiệm kỳ 2017 - 2020. Hồ sơ gồm có:
- Công văn đề nghị công nhận BCH (có xác nhận của cấp ủy đơn vị)
- Danh sách trích ngang BCH khóa mới (có xác nhận của cấp ủy đơn vị).
- Bao cáo chính trị (Báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm kỳ 2014 - 2016)
- Biên bản Đại hội
- Biên bản kiểm phiếu (Bầu BCH)
- Nghị quyết Đại hội
(Thời hạn: Chậm nhất 5 ngày sau khi tổ chức Đại hội)
2. Hướng dẫn xây dựng báo cáo chính trị:
Phần 1- Tổng kết công tác nhiệm kỳ (2014 - 2017): Gồm những nội dung cơ bản sau:
A Đặc điểm tình hình: thuận lợi, khó khăn.
I. Thuận lợi:
II. Khó khăn:
B. Kiểm điểm công tác thực hiện nghị quyết Đại hội cơ sở Đoàn:
I. Những kết quả đạt được về các lĩnh vực sau:
1. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, đạo đức, giáo dục.
2. Công tác học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện chuyên môn - nghiệp vụ
3. Phong trào Thanh niên, sinh viên tình nguyện
4. Công tác xây dựng tổ chức Đoàn và tham gia phát triển Đảng
Lưu ý: Thống kê các hoạt động động tiêu biểu của đơn vị và số liệu ấn tượng đạt được đưa vào phần phụ lục của báo cáo chính trị.
II. Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
Cần nêu rõ, cụ thể, thiết thực, tránh nêu chung chung, hình thức.
Phần 2- Phương hướng công tác nhiệm kỳ 2017-2020: dựa vào định hướng chung của Đoàn cấp trên, định hướng lãnh đạo của Cấp ủy Đảng cùng cấp và tình hình thực tế tại đơn vị xây dựng Phương hướng hoạt động với những chương trình hành động cụ thể, rõ ràng, xác định chỉ tiêu, nội dung, biện pháp thiết thực, khả thi.
Nội dung gồm có:
A. Dự báo tình hình: thuận lợi, khó khăn, thực tế của đơn vị.
I. Thuận lợi:
II. Khó khăn:
B. Mục tiêu, phương hướng và các chương trình công tác trong nhiệm kỳ tới
I. Mục tiêu tổng quát:
II. Phương hướng hoạt động:
III. Các chỉ tiêu cụ thể (căn cứ nhiệm kỳ trước đạt được và dựa trên thực tế của đơn vị để dự thảo chỉ tiêu)
IV. Các chương trình công tác:
1. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, đạo đức, giáo dục.
2. Công tác học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện chuyên môn - nghiệp vụ
3. Phong trào Thanh niên, sinh viên tình nguyện
4. Công tác xây dựng tổ chức Đoàn và tham gia phát triển Đảng
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Các cơ sở Đoàn căn cứ vào Hướng dẫn tổ chức Đại hội của Đoàn trường, Ban Chấp hành cơ sở Đoàn trực thuộc báo cáo với lãnh đạo cấp ủy và chính quyền của đơn vị, xây dựng Kế hoạch tổ chức Đại hội cấp cơ sở và đề xuất kinh phí tổ chức Đại hội, báo cáo với Ban Thường vụ Đoàn trường và tiến hành tổ chức Đại hội trước ngày 15/4/2017.
Lưu ý: Các bước tiến hành theo hướng dẫn tại mục V.1.
Ghi chú: Việc tổ chức Đại hội cơ sở Đoàn trực thuộc chỉ được tổ chức khi Ban Thường vụ Đoàn trường và cấp ủy cùng cấp thống nhất duyệt toàn bộ nội dung Đại hội và nhân sự BCH Đoàn khóa mới. Khi đăng kí lịch duyệt Đại hội, các đơn vị phải nộp Hồ sơ Đại hội của đơn vị, bao gồm đầy đủ các văn bản theo quy định tại mục III của Hướng dẫn này.
Mọi chi tiết liên hệ đồng chí Nguyễn Văn Thỏa - Phó Bí thư Đoàn trường (điện thoại: 0987.909.409). Các mẫu văn bản được đăng tải trên website của Đoàn trường: www.thanhniensp.hnue.edu.vn.