Vào ngày 04/11/2015, tại hội trường K1, Đại học sư phạm Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm sôi nổi về chủ đề “Đổi mới chương trình và Sách giáo khoa” do Đoàn thanh niên - Hội sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội tổ chức.
Ảnh 1. Buổi tọa đàm diễn ra trong không khí sôi nổi và rất gần gũi.
Chương trình được đón nhiều khách quý:PGS.TS ĐỗNgọc Thống - Thường trực Ban chỉ đạo đổi mới chương trình và sách giáo khoa; PGS.TS Mai Sỹ Tuấn -nguyên Trưởng khoa Sinh học; PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ- nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; PGS.TS Nguyễn Lân Hùng Sơn, Đảng ủy viên phụ trách công tác Thanh niên,TS Đặng Xuân Thọ - Phó bí thư Đoàn thanh niên trường Đại học sư phạm Hà Nội. Buổi tọa đàm xoay quanh những nội dung chia sẻ về định hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa của những ngườibiên soạn sách và những thắc mắc, ý kiến đóng góp của sinh viên và cán bộ trường Đại học sư phạm Hà Nội đối với đề án đổi mới này.
Ảnh 2. PGS.TS Đỗ Ngọc Thống trình bày về những vấn đề chung của đổi mới chương trình và sách giáo khoa
Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cho biết mục tiêu cốt lõi của đổi mới chương trình và sách giáo khoa là tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục; đápứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới. Mục tiêu cụ thể cho chương trình giáo dục phổ thông là tạo nền tảng bảo đảm giáo dục toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần; chú trọng phát triển song song con người cá nhân và con người xã hội; tập trung phát triển phẩm chất và năng lực của người học.
Từ những mục tiêu đó, nội dung Sách giáo khoa sẽ được biên soạn theo hướng tinh giản, không chạy theo số lượng, hiện đại và thiết thực để giúp học sinh đạt được yêu cầu về năng lực. Nội dung sách phải lược bớt các phần lí thuyết, giảm tính hàn lâm mà chú trọng vào thực hành và vận dụng. Chương trình đào tạo được quán triệt theo yêu cầu của hai giai đoạn là chương trình cơ bản (9 năm) cung cấp tri thức nền tảng cho người học và giai đoạn hướng nghiệp (3 năm) giúp người học nhận ra năng lực bản thân để phát triển nghề trong tương lai. Quan trọng nhất là sách giáo khoa đổi mới sẽ được triển khai theo hướng tích hợp và có sự phân hóa. Đó là tích hợp liên môn và nội môn, tích hợp xuyên suốt và tích hợp đồng bộ để tạo ra hiệu quả nền tảng kiến thức sâu rộng cho người học. Đồng thời có sự phân hóa để phù hợp với đối tượng và sở thích của học sinh.
Ảnh 3. PGS.TS Mai Sỹ Tuấn chia sẻ những thay đổi căn bản của các lĩnh vực thuộc khoa học tự nhiên
Từ những định hướng về mục tiêu và nội dung như vậy, việc đồng bộ trong đổi mới phương pháp và cách đánh giá kiểm tra cũng là cần thiết. Bên cạnh đó, thầy Mai Sỹ Tuấn chia sẻ về đổi mới chương trình và sách giáo khoa với các môn khoa học tự nhiên, thầy Nghiêm Đình Vỳ giúp chúng ta có cái nhìn thấu đáo hơn về việc đổi mới dành cho các môn khoa học xã hội.
Ảnh 4. PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ chia sẻ những định hướng đổi mới trong các lĩnh vực khoa học xã hội
Phản hồi lại những chia sẻ của các vị khách mời, các bạn sinh viên và cán bộ trong trường cũng dành rất nhiều câu hỏi thú vị xoay quanh vấn đề trên. Buổi tọa đàm diễn ra trong không khí ấm cúng vớisự chia sẻ nhiệt tình của các thầy và sự đóng góp, quan tâm lớn của sinh viên.
Ảnh 5. Các bạn sinh viên cũng có những phản hồi tích cực và thú vị về vấn đề đổi mới chương trình và sách giáo khoa.
Trong khuôn khổ buổi tọa đàm ngắn, không hi vọng có thể đem đến một cái nhìn đầy đủ về đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa những bước đầu có những định hướng và cái nhìn tổng thể cho những thầy cô giáo tương lai để chuẩn bị hành trang về tri thức cũng như kĩ năng để đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới. Đồng thời, đó cũng là những ý kiến phản hồi hay giúp ích cho quá trình biên soạn sách theo hướng đổi mới toàn diện và đồng bộ.
Ảnh 8. Buổi chia sẻ của những nhà biên soạn sách, những “trụ cột” đầu ngành thuộc các lĩnh vực chuyên môn đã mở ra những hướng tiếp cận chương trình và hướng đi mới cho các thầy cô giáo tương lai của chúng ta.
Quỳnh Như
CLB Truyền thông
|